Việc sửa đổi các quy định về hạng bằng lái xe đã trở thành một chủ đề nóng bỏng được đề cập đến trong cộng đồng lái xe trong những ngày gần đây. Các thay đổi đã được đề xuất nhằm cải thiện an toàn giao thông và giảm thiểu tai nạn đường bộ. Tuy nhiên, những thay đổi này đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ các bên liên quan. Trong bài viết này, sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết những thay đổi mới nhất về quy định sửa đổi các hạng bằng lái xe và những ý kiến phản biện liên quan đến chúng.
1. Thông tin chung về quy định sửa đổi các hạng bằng lái xe
Hiện nay, theo như dự thảo Luật Trật tự và an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ đang được xem xét để thay đổi phân hạn giấy phép lái xe (GPLX) so với quy định cũ và sẽ có một số thay đổi quan trọng về phân hạng GPLX so với Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
Theo đó, sẽ không còn GPLX hạng A1, A4, B1, B2, E, FB2, FD, FE, FE. Thay vào đó, sẽ có những phân hạng mới và cụ thể hơn, phản ánh đầy đủ các loại phương tiện và điều kiện lái xe khác nhau.
Đề xuất thay đổi phân hạng giấy phép lái xe (Ảnh: minh họa)
2. Những thay đổi chính trong quy định mới so với quy định cũ
2.1 Không còn giấy phép lái xe hạng A1, A4, B1, B2, E, FB2, FD, FD, FC
Tại Điều 39 của dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Bộ Giao thông Vận tải đã đề xuất thay đổi phân hạng giấy phép lái xe so với quy định ban đầu của Điều 59 Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
Cụ thể, dự thảo đề xuất chỉ còn các hạng giấy phép lái xe sau đây: Hạng A2, A, A3, B, C1, C, D2, D, BE, D2E, DE. Các loại hạng bằng được phân hạng mới lại như sau:
GPLX được được phân hạng mới
|
Nội dung
|
Giấy phép lái xe hạng A2
|
Dành cho người lái mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 50 - 175cm3/công suất định mức tương đương.
|
Giấy phép lái xe hạng A
|
Dành cho người lái mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175cm3 trở lên/công suất định mức tương đương và các loại xe yêu cầu giấy phép lái xe hạng A2.
|
Giấy phép lái xe hạng A3
|
Dành cho người lái mô tô ba bánh các loại xe yêu cầu giấy phép lái xe hạng A2.
|
Giấy phép lái xe hạng B
|
Dành cho người lái ô tô chở người đến 9 chỗ (cả người lái xe), ô tô tải (cả ô tô chuyên dùng), máy kéo có khối lượng hàng chuyên chở không vượt quá 3.500kg; xe ô tô yêu cầu giấy phép lái xe hạng B gắn kèm rơ mooc có khối lượng toàn bộ không vượt quá 750kg các loại xe yêu cầu giấy phép lái xe hạng B2.
|
Giấy phép lái xe hạng C1
|
Dành cho người lái ô tô tải (cả ô tô tải chuyên dùng và ô tô chuyên dùng), máy kéo chuyên chở hàng có khối lượng trên 3.500 - 7.500kg; ô tô tải yêu cầu giấy phép lái xe hạng C1 kèm rơ mooc có khối lượng toàn bộ không vượt quá 750kg; xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B.
|
Giấy phép lái xe hạng C
|
Dành cho người lái ô tô tải (cả ô tô tải chuyên dùng và ô tô chuyên dùng), máy kéo chuyên chở hàng có khối lượng trên 7.500kg; ô tô tải yêu cầu giấy phép lái xe hạng C kèm rơ mooc có khối lượng không vượt quá 750kg; xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B, C1.
|
Giấy phép lái xe hạng D2
|
Dành cho người lái ô tô chở người (kể cả xe buýt) từ 10 - 30 chỗ; ô tô chở người yêu cầu giấy phép lái xe hạng D2 có gắn rơ moóc có khối lượng không vượt quá 750kg, các loại xe yêu cầu giấy phép lái xe hạng B, C1, C.
|
Giấy phép lái xe hạng D
|
Dành cho người lái ô tô chở người (kể cả xe buýt) từ 10 - 30 chỗ; ô tô chở người yêu cầu giấy phép lái xe hạng D2 có gắn rơ moóc có khối lượng không vượt quá 750kg, các loại xe yêu cầu giấy phép lái xe hạng B, C1, C.
|
Giấy phép lái xe hạng BE
|
Dành cho người lái xe ô tô yêu cầu giấy phép lái xe hạng B khi kéo rơ moóc có khối lượng trên 750kg.
|
Giấy phép lái xe hạng C1E
|
Dành cho người lái xe ô tô yêu cầu giấy phép lái xe hạng C1 khi kéo rơ moóc có khối lượng trên 750kg.
|
Giấy phép lái xe hạng CE
|
Dành cho người lái ô tô yêu cầu giấy phép lái xe hạng C khi kéo rơ moóc có khối lượng trên 750kg, ô tô đầu kéo kéo sơ mi moóc.
|
Giấy phép lái xe hạng D2E
|
Dành cho người lái ô tô yêu cầu giấy phép lái xe hạng D2 khi kéo rơ moóc có khối lượng trên 750kg.
|
Giấy phép lái xe hạng DE
|
Dành cho người lái ô tô yêu cầu giấy phép lái xe hạng D khi kéo rơ moóc có khối lượng trên 750kg.
|
Trường hợp đối với người khuyết tật
|
Điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật được cấp GPLX hạng A2; nếu điều khiển xe ô tô có cơ cấu điều khiển phù hợp với tình trạng khuyết tật được cấp GPLX hạng B.
|
2.2 Quy định mới về việc đổi, cấp lại các hạng giấy phép lái xe cũ
Hoạt động sát hạch và cấp giấy lái xe sẽ có nhiều thay đổi trong thời gian tới (Ảnh: minh họa).
Sau khi đề xuất bỏ giấy phép lái xe hạng A1, A4, B1, B2, E, FB2, FD, FD, FC từ 01/7/2024 được đưa ra, nhiều người quan tâm đến việc liệu những người đã có giấy phép lái xe theo quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và các văn bản sửa đổi, bổ sung trước đó có thể tiếp tục sử dụng giấy phép đó hay không, hay có bắt buộc phải đổi theo đề xuất.
Về vấn đề này, Điều 62 trong dự thảo có quy định như sau:
-
Trong trường hợp đổi sang phân hạng mới, giấy phép lái xe bị hỏng hoặc sai lệch thông tin; giấy phép lái xe của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam cấp còn giá trị sử dụng; giấy phép lái xe do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cấp cho người không còn làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Ngoài ra, việc cấp lại hay đổi giấy phép lái xe ở các hạng A1, A2, A3, B1, B2, C, D, E, FB2, FC, FD, FE được thực hiện như sau:
Giấy phép lái xe hiện tại
|
Giấy phép lái xe theo dự thảo mới
|
Giấy phép lái xe hạng A3
|
Giấy phép lái xe hạng A3
|
Giấy phép lái xe hạng C
|
Giấy phép lái xe hạng C
|
Giấy phép lái xe hạng A1
|
Giấy phép lái xe hạng A2
|
Giấy phép lái xe hạng A2
|
Giấy phép lái xe hạng A
|
Giấy phép lái xe hạng B1, B2
|
Giấy phép lái xe hạng B
|
Giấy phép lái xe hạng D
|
Giấy phép lái xe hạng D2
|
Giấy phép lái xe hạng E
|
Giấy phép lái xe hạng D
|
Giấy phép lái xe hạng FB2
|
Giấy phép lái xe hạng BE
|
Giấy phép lái xe hạng FC
|
Giấy phép lái xe hạng CE
|
Giấy phép lái xe hạng FD
|
Giấy phép lái xe hạng D2E
|
Giấy phép lái xe hạng FE
|
Giấy phép lái xe hạng DE
|
2.3 Quy định mới về thời hạn các hạng giấy phép lái xe
Tại quy định cũ, Luật Giao thông đường bộ hiện hành quy định các hạng giấy phép lái xe như sau:
-
Giấy phép lái xe có thời hạn bao gồm hạng A4, B1, B2, C, D, E, FB2, FD.
Tại quy định mới, về thời hạn của giấy phép lái xe, khoản 6 Điều 39 dự thảo cũng quy định như sau:
-
Giấy phép lái xe hạng C1, C, D2, D, BE, C1E, CE, D2E, DE sẽ có thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp.
3. Ý kiến của các chuyên gia, cơ quan chức năng về quy định mới
Quy định mới đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ các chuyên gia, cơ quan chức năng và người dân. Một số ý kiến cho rằng quy định mới là cần thiết và hợp lý, nhằm thích ứng với xu thế phát triển của giao thông trong nước và quốc tế. Một số ý kiến khác cho rằng quy định mới là không khả thi và gây phiền toái cho người dân.
3.1. Ý kiến cho rằng quy định mới là cần thiết và hợp lý
Theo thông tin từ ông Lương Duyên Thống, vụ trưởng Vụ Quản lý phương tiện và người lái thuộc Tổng cục Đường bộ, các hạng bằng lái xe của Việt Nam hiện tại không tương ứng với các quy định của Công ước Vienna về giao thông đường bộ cũng như hạng bằng lái của nhiều quốc gia khác.
Việc thay đổi và bổ sung các hạng bằng lái xe nhằm mục đích phù hợp với chuẩn quốc tế, giúp công dân Việt Nam sử dụng bằng lái xe của Việt Nam khi đi ra nước ngoài và người nước ngoài sử dụng bằng lái xe của nước mình cấp tại Việt Nam.
Về những lo lắng về việc Luật giao thông đường bộ mới có hiệu lực quy định các hạng bằng lái nói trên, ông Thống cho biết không có cơ sở cho những lo lắng này vì nguyên tắc của pháp luật là không hồi tối (điều này có nghĩa là một khi một vấn đã được giải quyết và kết thúc, thì không ai có thể đưa vấn đề đó ra xét lại hay giải quyết lại một lần nữa).
Khi luật mới có hiệu lực, những người đã được cấp bằng lái xe A1, B1 vẫn có thể tiếp tục sử dụng bằng đã có để lái xe như bình thường. Cụ thể, với bằng lái A1 đã cấp không xác định thời hạn, không cần phải đổi sang bằng lái hạng A để lái xe trên 125 phân khối. Với các bằng lái hạng B1 số tự động, B1, B2 số sàn hiện hành, khi hết thời hạn sẽ được đổi sang hạng bằng mới. Khi đổi bằng lái hết hạn sẽ có tính phí như quy định hiện nay.
Ban soạn thảo và tổ biên tập dự thảo Luật giao thông đường bộ sửa đổi vẫn tiếp tục tổng hợp, nghiên cứu ý kiến của người dân để tiếp thu và điều chỉnh các nội dung trong dự thảo luật cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
3.2 Ý kiến cho rằng quy định mới là không khả thi
Sau khi có thông tin về việc thay đổi và gộp một số giấy phép lái xe, có nhiều ý kiến thắc mắc về việc có nên thực hiện việc gộp một số loại giấy phép lái xe hay không. Các ý kiến này đã được xem xét và đánh giá kỹ lưỡng để đưa ra quyết định phù hợp.
Sẽ tốn kém nhiều nếu phân hạng giấy phép lái xe
Bộ Công an đang lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trong đó có đề xuất thay đổi phân hạng giấy phép lái xe so với quy định tại Luật Giao thông đường bộ năm 2008. Việc xây dựng Luật mới thay thế Luật cũ là cần thiết vì nhiều nội dung của Luật cũ không còn phù hợp và đã lỗi thời.
Tuy nhiên, đề xuất phân hạng bằng lái xe mới gây nhiều tranh luận về sự cần thiết và có gây xáo trộn đối với lĩnh vực này hay không? Một số ý kiến cho rằng việc phân hạng mới là không cần thiết và gây lãng phí vì những lý do sau:
-
Thứ nhất, việc phân hạng mới sẽ làm xáo trộn tình trạng đang ổn định của lĩnh vực này, thậm chí sẽ gây thêm phức tạp và vướng mắc. Hiện tại, các loại bằng lái xe hiện hành vẫn đang phù hợp và chưa gây ra bất cứ vấn đề nào lớn, thậm chí là khá khoa học và hợp lý.
-
Thứ hai, nếu đề xuất phân hạng mới, việc cấp lại hàng loạt bằng lái xe sẽ tốn kém chi phí nguồn lực xã hội. Đồng thời, còn phải đầu tư cơ sở vật chất, bổ sung nhân lực và giải quyết khối lượng công việc mới. Điều này sẽ gây tốn kém chi phí và thời gian của cả cơ quan có thẩm quyền và người dân khi phải làm các thủ tục cấp, đổi mới.
Giấy phép lái xe hạng B1 không thể gộp với B2
Bên việc phân hạng giấy phép lái xe gây nhiều tốn kém thì việc gộp chung B1 và B2 vào một hạng B là không hợp lý.
Hiện nay, bằng lái xe hạng B2 cho phép lái xe tải, xe rơ moóc có trọng tải dưới 3.500kg cũng như được phép kinh doanh hành nghề lái xe.
Trong khi đó, bằng lái xe hạng B1 chỉ được phép lái xe số tự động dưới 9 chỗ ngồi và không được phép điều khiển xe tải.
Nếu gộp chung hai hạng này vào một hạng B là không hợp lý, vì nhiều người chỉ muốn học bằng hạng B1 phục vụ cá nhân, chứ không có nhu cầu kinh doanh hoặc lái xe tải, bắt buộc họ phải học như hạng B2 là không cần thiết.
Tổng kết lại, việc sửa đổi quy định về các hạng bằng lái xe đang nhận được sự quan tâm của công chúng. Các thay đổi này sẽ ảnh hưởng đến nhiều người lái xe và người dân. Tuy nhiên, việc thay đổi quy định cũng có thể cải thiện an toàn giao thông và giảm thiểu tai nạn giao thông. Việc lắng nghe ý kiến đóng góp và đưa ra quyết định phù hợp là cần thiết trong vấn đề này.
Nguồn tham khảo
https://tuoitre.vn/co-nen-thay-doi-phan-hang-giay-phep-lai-xe-20230714084828844.htm
https://luatvietnam.vn/du-thao/de-xuat-bo-giay-phep-lai-xe-hang-a1-b1-b2-628-94780-article.html