Vạch kẻ đường là một báo hiệu chỉ dẫn giao thông quen thuộc mà người tham gia có thể dễ dàng gặp trên đường. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiểu hết ý nghĩa và phân biệt rõ từng loại vạch kẻ đường phổ biến hiện nay.
Nhiều tài xế ô tô mới lái thường có rất nhiều tình huống phải xử lý khi đi trên đường nên họ thường bỏ qua những tín hiệu của vạch kẻ đường và bị cảnh sát giao thông phạt.
Để tránh trường hợp mất tiền oan khi tham gia giao thông, Vnautoexpress sẽ giúp bạn đi tìm hiểu kỹ các loại vạch kẻ đường phổ biến hiện nay.
Ngoài các tín hiệu giao thông như các biển báo hay đèn tín hiệu thì vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu dùng để hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao An Toàn Giao Thông và khả năng thông xe.
Vạch kẻ đường có thể dùng độc lập hoặc có thể kết hợp với các loại biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu giao thông.
Trong trường hợp ở một địa điểm vừa có vạch kẻ đường vừa có biển báo giao thông thì bạn phải tuân thủ theo sự điều khiển của biển báo giao thông. Nếu như có cảnh sát giao thông ở đó thì phải tuân thủ theo hiệu lệnh của cảnh sát giao thông.
Vạch kẻ đường hiện nay có 2 loại là vạch kẻ đường nằm ngang và vạch kẻ đường nằm đứng. Vạch kẻ đường hầu hết là màu trắng, trừ một số ít vạch có màu vàng.
Vạch có màu vàng, dạng đơn, nét đứt. Dùng để phân chia hai làn đường xe chạy ngược chiều nhau ở các đoạn đường có 2 làn xe trở lên và không có dải phân cách ở giữa.
Đối với vạch kẻ đường màu vàng nét đứt này thì các phương tiện được phép cắt qua sử dụng làn ngược chiều cả hai phía.
Vạch vàng nét đứt
Vạch đơn màu vàng nét liền
Vạch kẻ đường màu vàng đơn nét liền được dùng để phân chia hai chiều xe chạy đối với đường có 2 hoặc 3 làn xe, không có dải phân cách giữa. Các phương tiện không được phép đi đè lên phần vạch kẻ đường cũng như không được lấn qua làn phía bên kia.
Do đó, các phương tiện không được phép vượt xe khi thấy vạch kẻ đường này.
Vạch kẻ đường màu vàng nét liền thường được sử dụng trong đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, có nguy cơ tai nạn đối đầu.
Vạch vàng nét liền
Hai vạch màu vàng song song
Hai vạch màu vàng song song thường được sử dụng với những tuyến đường rộng có từ 4 làn xe trở lên và không có dải phân cách ở giữa. Các phương tiện đặc biệt là xe ô tô, xe tải không được phép lấn làn cũng như không được đè lên vạch.
Vạch này thường thấy ở những cung đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu lớn hoặc ở các vị trí cần thiết khác.
Vạch vàng nét đôi
Vạch vàng một đứt, một liền
Vạch màu vàng song song nhau nhưng một bên vạch đứt, một bên là vạch liền. Vạch này thường dùng để phân chia hai chiều xe chạy cho đường có từ 2 làn xe trở lên, không có dải phân cách hai chiều xe chạy, sử dụng ở các đoạn đường cần thiết phải cấm xe sử dụng làn ngược chiều theo một hướng xe chạy nhất định để đảm bảo an toàn.
Các phương tiện chạy trên làn đường tiếp giáp với vạch nét đứt được phép cắt qua và sử dụng làn ngược chiều khi cần thiết. Nhưng ngược lại, các phương tiện chạy trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét không được cắt qua vạch đồng nghĩa với việc không được vượt xe.
Vạch vàng một đứt, một liền
Vạch vàng đứt song song
Khi gặp đoạn đường có 2 vạch vàng đứt song song nhau có nghĩa đây là đoạn đường có thể thay đổi hướng xe chạy trên đó theo thời gian.
Hướng xe chạy ở một thời điểm nào đó trên làn đường có thể đổi chiều được quy định bởi người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn, biển báo hoặc các báo hiệu khác phù hợp.
Vạch nét đứt song song
2.2 Vạch kẻ đường màu trắng
Vạch đơn màu trắng nét đứt
Vạch màu trắng nét đứt là vạch kẻ đường cơ bản và thường xuyên gặp nhất. Vạch này dùng để phân chia các làn xe cùng chiều. Các phương tiện được phép chuyển làn đường qua vạch khi cần thiết, nhưng chú ý phải có tín hiệu đèn xin chuyển làn đường để đảm bảo an toàn.
Vạch màu trắng đơn nét liền cùng gần giống như vạch màu trắng đơn nét đứt. Được dùng để phân chia các làn xe cùng chiều.
Tuy nhiên, các phương tiện không được phép cho xe chuyển làn hoặc sử dụng làn khác, xe không được lấn làn, không được đè lên vạch. Chỉ được phép chuyển làn khi đến các ngã giao hoặc gặp vạch kẻ đường nét đứt.
Vạch màu trắng nét liền
Vạch trắng nét liền đôi
Khi trên đường xuất hiện hai vạch liên tục màu trắng song song có nghĩa đây là dòng phân cách các phương tiện giao thông đi ngược chiều nhau trên những đường có từ 4 làn xe trở lên, xe không được đè lên vạch.
Vạch màu trắng nét liền
Vạch trắng hình con thoi
Vạch màu trắng hình con thoi dùng để báo hiệu sắp đến chỗ có bố trí vạch đi bộ qua đường. Theo quy chuẩn 41 về báo hiệu đường bộ, vạch con thoi là vạch 7.6: chỉ dẫn sắp đến chỗ có bố trí vạch đi bộ qua đường.
Khi đi qua các đoạn đường được bố trí vạch đi bộ qua đường ở giữa đoạn đường nối hai nút thì vạch con thoi này dùng để cảnh báo người lái xe phải nhường đường cho người đi bộ qua đường.
Vạch hình thoi
2.3 Vạch xương cá chữ V
Vạch xương cá chữ V dễ dàng bắt gặp khi đi gần tới các cây cầu vượt. Theo quy chuẩn 41/2016, vạch xương cá hình chữ V là vạch kênh hóa dòng xe, tức dùng để chia dòng phương tiện thành hai hướng đi.
Các phương tiện không được phép lấn vạch hoặc cắt qua vùng vạch này trừ những trường hợp khẩn cấp theo quy định tại luật giao thông đường bộ.
Một ví dụ cho dễ hiểu thì khi đi gần đến các cây cầu vượt, bạn có 2 lựa chọn 1 là chạy là lên cầu vượt, 2 là chạy phía dưới cầu vượt. Vạch kẻ đường xương cá chữ V cảnh bảo trước giúp bạn định hình 2 hướng đi và tránh đâm xe vào vị trí chính giữa gây ra tai nạn.
Vạch xương cá chữ V
2.4 Vạch mắt võng
Loại vạch kẻ đường mắt võng này không có trong quy chuẩn 41 nên không có hiệu lực về luật. Tuy nhiên, đây cũng có thể coi là một cái “bẫy” mà người tham gia giao thông dễ gặp.
Đi cùng với vạch mắt võng là mũi tên chỉ phần đường rẽ phải. Nếu như xe chạy vào phần đường này nhưng lại đi thẳng thì sẽ bị xử phạt lỗi “không tuân thủ hiệu lệnh của biển báo, vạch kẻ đường”.
Do đó, để tránh mất tiền phạt oan thì bạn nên chú ý đến vạch kẻ đường này và xin ra phần làn đường khác nếu như không có ý định rẽ phải.
Nhiều người nhầm tưởng vạch kẻ đường mắt võng này là phần đường dành cho xe bus, điều đó là khái niệm sai lầm vì vạch này chỉ thường được bố trí ngay ngã tư. Và đặc biệt là nếu như ai có ý định đi thẳng mà dừng chờ đèn ngay trên vạch cũng sẽ bị xử phạt lỗi “không tuân thủ hiệu lệnh của biển báo, vạch kẻ đường”.
Vạch mắt võng
2.5 Vạch làn đường ưu tiên
Theo quy chuẩn 41 thì vạch làn đường ưu tiên là vạch 2.3. Theo đúng tên gọi thì vạch này chỉ giới hạn làn đường dành riêng cho một loại xe cơ giới nhất định (vạch liền nét), các loại xe khác không được đi vào làn xe này trừ những trường hợp khẩn cấp theo Luật Giao thông đường bộ.
Ngoài vạch liền nét thì còn vạch làn đường ưu tiên đứt nét, tuy cũng là vạch giới hạn làn đường ưu tiên cho một loại xe cơ giới nhất định, nhưng mà các xe khác có thể sử dụng làn đường này nhưng phải nhường đường cho xe được ưu tiên sử dụng làn khi xuất hiện loại xe này trên làn xe.
Các phương tiện ưu tiên có chạy đè lên, lấn sang làn đường hoặc phần đường xe chạy liền kề nếu như phần đường đó không cấm sử dụng loại xe này.
Vạch làn đường ưu tiên
2.6 Vạch phân làn đường trong khu vực nút giao cùng mức
Không phải tất cả các vạch kẻ đường mà chúng ta nhìn thấy trên đường đều có trong Quy chuẩn 41. Có những vạch kẻ đường hay biển báo không còn phù hợp với cung đường đó nữa.
Để tránh lãng phí khi ban hành Quy chuẩn 41, Bộ Giao thông vận tải đã xây dựng lộ trình điều chỉnh, thay thế dần những biển báo, vạch kẻ đường không còn phù hợp, điều đó cho phép những vạch kẻ đường và biển báo hiệu cũ có thể còn tồn tại.
Do đó, người lái xe cần phải chú ý các vạch phân làn đường mới hay cũ để di chuyển cho đúng luật.
Vạch phân làn đường trong khu vực nút giao cùng mức
2.7 Vạch làn chờ rẽ trái trong nút giao
Vạch đường chờ rẽ trái được sử dụng để tạo không gian dừng chờ cho các xe rẽ trái sau khi xe đã vượt qua vạch dừng xe trên nhánh dẫn của nút giao có sử dụng đèn tín hiệu điều khiển, nhưng không thể vượt qua nút trong thời gian tín hiệu đèn cho phép rẽ trái.
Khi hết tín hiệu đèn giao thông cho phép rẽ trái mà xe đã vượt qua vạch dừng xe trên nhánh dẫn nhưng vẫn chưa rẽ trái được thì phải dừng lại trong khu vực làn chờ.
Vạch làn chờ rẽ trái thường gặp ở các giao lộ rộng, có nhiều làn xe, có dải phân cách các loại xe ô tô, xe máy và xe tải rõ ràng. Vạch này nhằm đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông có nhu cầu rẽ trái.
Lỗi không chấp hành vạch kẻ đường còn có tên gọi đầy đủ chính là “Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường”.
Mức phạt dành cho lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường được quy định như sau:
Đối với ôtô: Phạt tiền từ 200.000 - 400.000 vnđ. Nếu như vi phạm gây tai nạn giao thông thì còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Đối với xe máy: Phạt tiền từ 100.000 - 200.000 vnđ Nếu như vi phạm gây tai nạn giao thông thì còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Tuy nhiên tiền phạt không phải là vấn đề quan trọng mà quan trọng nhất vẫn là sự an toàn khi tham gia giao thông. Việc tuân thủ chỉ dẫn của các biển báo cũng như vạch kẻ đường nhằm đảm bảo cho sự an toàn của người tham gia giao thông.
Do đó, người tham gia giao thông điều khiển các phương tiện cần phải chấp hành nghiêm túc hiệu lệnh của vạch kẻ đường cũng như biển báo, vừa an toàn cho bản thân cũng vừa an toàn cho những người tham gia giao thông khác.
Hiểu đúng ý nghĩa của các vạch kẻ đường sẽ tránh bị phạt về lỗi không chấp hành hiệu lệnh chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường.
Những thông tin phía trên mà Vnautoexpress đã chia sẻ hy vọng đã mang đến cho độc giả những kiến thức hữu ích về các dạng vạch kẻ và ký hiệu trên đường. Từ đó, giúp việc tham gia giao thông được an toàn và hiệu quả hơn.
Để biết thêm các thông tin cũng như những luật lệ mới nhất liên quan về luật giao thông đường bộ, các bạn có thể tham khảo NGAY TẠI ĐÂY
Người tuổi Tỵ mua xe màu gì hợp phong thủy là điều rất nhiều người quan tâm. Bởi khi chọn xe có màu sắc hợp mệnh sẽ đem tới tài lộc, may mắn, đồng thời giúp người lái xe thật tự tin và an toàn...
Bên cạnh lựa chọn cho mình một chiếc xe ô tô phù hợp về giá cả, thương hiệu,... việc chọn màu xe theo mệnh cũng là yếu tố được chủ nhân quan tâm. Theo quan niệm phong thủy, việc mua xe có màu sắc...
Vạn vật sinh ra trên trái đất này đều di chuyển và tương tác với nhau theo quy luật ngũ hành Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. Mỗi năm tuổi sẽ có những màu sắc tương sinh tương khắc khác nhau. Vì thế...
Biển số xe được coi là đại diện cho chiếc xe, có thể nhận biết được chủ xe đó đến từ tỉnh nào.Nhờ vào các ứng dụng thông minh trên điện thoại thì bạn hoàn toàn có thể biết được các thông...