Khi bị MẤT 2 NGÓN TAY thì có được thi giấy phép lái xe không?

Khi bị MẤT 2 NGÓN TAY thì có được thi giấy phép lái xe không?

Khi bị MẤT 2 NGÓN TAY thì có được thi giấy phép lái xe không?

Khi bị MẤT 2 NGÓN TAY thì có được thi giấy phép lái xe không?

Khi bị MẤT 2 NGÓN TAY thì có được thi giấy phép lái xe không?
Khi bị MẤT 2 NGÓN TAY thì có được thi giấy phép lái xe không?
Khi bị MẤT 2 NGÓN TAY thì có được thi giấy phép lái xe không?

Khi bị mất 2 ngón tay thì có được thi giấy phép lái xe hay không? Trường hợp nào thì không được phép thi giấy phép lái xe?

 

Để bảo vệ an toàn cho mọi người, sức khỏe của các tài xế luôn phải được đảm bảo tốt nhất. Vì thế luật giao thông đường bộ và các nghị định, thông tư liên quan đã ban hành ra các tiêu chuẩn sức khỏe cho người lái xe. Hãy cùng Vnautoexpress điểm qua các tiêu chuẩn về Cơ - Xương - Khớp của người lái xe.

 

Bị mất 2 ngón tay có được thi giấy phép lái xe hay không?
Bị mất 2 ngón tay có được thi giấy phép lái xe hay không?

 

Hỏi: Do tai nạn lao động nên tôi có bị mất 2 ngón tay út và áp út, nay tôi cần thi giấy phép lái xe hạng B1 để phục vụ cho công việc hiện tại. Xin cho hỏi, việc mất 2 ngón tay đó có ảnh hưởng đến việc thi giấy phép lái xe hay không? Nếu trong tương lai, 2 ngón tay bị mất có làm ảnh hưởng gì cho việc lên hạng giấy phép lái xe của tôi không?

 

Trả lời:

 

Theo phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT:

 

Trường hợp thi giấy phép lái xe hạng B1:

 

Bạn mất đi 2 ngón tay của 1 bàn không thuộc nhóm 2 chuyên khoa Cơ-Xương-Khớp: "Cụt hoặc mất chức năng 01 bàn tay hoặc 01 bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng)."

 

Vì thế mất 2 ngón tay không nằm trong các trường hợp trên, bạn vẫn đủ điều kiện để thi giấy phép lái xe hạng B1. 

 

Trường hợp trong tương lai, bạn muốn nâng giấy phép lái xe của mình lên: 

 

Bạn mất đi 2 ngón tay của 1 bàn thuộc nhóm 3 chuyên khoa Cơ-Xương-Khớp: "Cụt hoặc mất chức năng của 02 ngón tay trở lên hoặc cụt hoặc mất chức năng 01 bàn chân trở lên"

 

Do đó, bạn chỉ được phép giữ giấy phép lái xe hạng B1 của mình.

 

Các trường hợp về cơ - xương - khớp khác không được phép đăng ký thi giấy phép từ hạng B2 trở lên: 

  • Cứng/ dính một khớp lớn.
  • Khớp giả ở 1 vị trí khác xương.
  • Gù, vẹo cột sống quá mức gây ưỡn cột sống: cứng/ dính cột sống ảnh hưởng tới chức năng vận động.
  • Chiều dài tuyệt đối giữa hai chi trên hoặc hai chi dưới có chênh lệch từ 5cm trở lên mà không có dụng cụ hỗ trợ. 

 

 

>>> NGUỒN: TỔNG HỢP 

Các bài viết khác

Cập nhật những thay đổi mới nhất về thủ tục sang tên xe

Đây là một văn bản quan trọng liên quan đến việc quản lý và đăng ký xe trên toàn quốc. Nếu bạn đang có nhu cầu sang tên xe cho người khác hoặc mua xe đã qua sử dụng, bạn cần nắm rõ những điều...

Xem thêm

Đào tạo lái xe ô tô: Học viên chờ đợi vô vọng, giáo viên nghỉ việc, trung tâm đóng cửa

Theo phản ánh của nhiều học viên, họ đã phải chờ đợi vô vọng để được lên lớp, trong khi nhiều giáo viên đã nghỉ việc do không đảm bảo được thu nhập.

Xem thêm

Thiết bị giám sát DAT “dở chứng”, học viên phải chạy xe lại hàng trăm km

Thiết bị DAT đã trở thành một vấn đề gây tranh cãi trong việc giám sát và đánh giá kết quả học tập của các học viên. Theo thông tin mới nhất, nhiều học viên phải chạy xe lại hàng trăm km để...

Xem thêm

ĐỀ XUẤT BỎ GIẤY PHÉP LÁI XE HẠNG A1 VÀ B2: CÓ NÊN THAY ĐỔI PHÂN HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE?

Việc sửa đổi các quy định về hạng bằng lái xe đã trở thành một chủ đề nóng bỏng được đề cập đến trong cộng đồng lái xe trong những ngày gần đây. Các thay đổi đã được đề xuất nhằm...

Xem thêm