Khi nào cần phải thay lọc gió ô tô và cách tự vệ sinh lọc gió ĐƠN GIẢN NHẤT

Khi nào cần phải thay lọc gió ô tô và cách tự vệ sinh lọc gió ĐƠN GIẢN NHẤT

Khi nào cần phải thay lọc gió ô tô và cách tự vệ sinh lọc gió ĐƠN GIẢN NHẤT

Khi nào cần phải thay lọc gió ô tô và cách tự vệ sinh lọc gió ĐƠN GIẢN NHẤT

Khi nào cần phải thay lọc gió ô tô và cách tự vệ sinh lọc gió ĐƠN GIẢN NHẤT
Khi nào cần phải thay lọc gió ô tô và cách tự vệ sinh lọc gió ĐƠN GIẢN NHẤT
Khi nào cần phải thay lọc gió ô tô và cách tự vệ sinh lọc gió ĐƠN GIẢN NHẤT

Để ngăn bụi từ không khí vào bên trong động cơ ô tô ta cần một bộ phận rất quan trọng chính là lọc gió xe ô tô. Khi tấm lọc này bị bám đầy bụi bẩn sẽ làm khiến xe tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn, làm cho động cơ bị giảm công suất.

 

Ngoài việc làm cho xe tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn thì khi tấm lọc gió hoạt động không tốt còn ảnh hưởng gì đến xe cũng như người ngồi trên xe? Các dấu hiệu nào để nhận biết đã đến lúc phải vệ sinh cũng như thay tấm lọc mới?

 

Tạp Chí Lái Xe sẽ giúp bạn đi tìm hiểu tất tần tật về lọc gió xe ô tô cũng như các bước để tự vệ sinh tấm lọc tại nhà nhé!

 

 

1. Lọc gió trên xe ô tô có tác dụng gì?

 

Lọc gió là bộ phận tuy nhỏ nhưng đảm nhận một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong việc lọc bụi từ không khí vào động cơ xe ô tô.

 

Những chiếc xe sử dụng nhiều ngày, đi trên các cung đường nhiều bụi bẩn thì bụi sẽ lấp đầy lỗ thông khí của lọc gió, làm giảm lưu lượng không khí vào động cơ gây sai lệch tỷ lệ hoà khí làm giảm công suất, nóng máy và gây muội than trong buồng đốt, ảnh hưởng đến hệ thống đánh lửa.

 

Ngoài ra khi bụi bẩn tích tụ lâu ngày sẽ kéo theo việc giảm công suất của động cơ và gây tốn xăng, làm nóng máy tạo ra muội than trong buồng đốt và đầu bugi.

 

Khi sử dụng lọc gió kém chất lượng hoặc bị rách là nguyên nhân khiến cho bụi bẩn đi vào và bám đầy vào đầu cảm biến lưu lượng làm cho động cơ hoạt động không ổn định.

 

Do đó, để kéo dài tuổi thọ của tấm lọc gió ô tô cần được vệ sinh thường xuyên để đảm bảo không bị bụi bẩn, hoặc thay lọc gió mới tùy trường hợp nếu như lọc gió quá bẩn, bị rách, bị vỡ ra.

 

Lọc gió điều hòa
Lọc gió điều hòa

 

>> Bạn đã biết cách để dùng máy lạnh điều hòa ĐÚNG CÁCH vào mùa hè chưa?

2. Khi nào cần thay lọc gió ô tô?

 

Động cơ nhanh nóng

 

Trong quá trình vận hành động cơ thường sẽ bị nóng lên, nhưng trong trường hợp nếu như động cơ nóng quá nhanh thì bạn nên nghĩ đến việc tấm lọc gió ô tô đang bị bẩn hoặc bị hư tổn. Khi lọc gió bị bụi bẩn lọt vào động cơ và buồng đốt khiến xe bị nóng máy và giảm hiệu suất.

 

Động cơ nhanh nóng
Động cơ nhanh nóng

 

Xe tiêu tốn xăng nhiều hơn bình thường

 

Nếu một ngày bạn cảm thấy kim xăng của xe “tuột dốc không phanh” thì đó cũng là một dấu hiệu chứng tỏ bộ phận lọc gió động cơ bị bám quá nhiều bụi bẩn.

 

Khi tấm lọc bị bẩn sẽ khiến cho việc lọc khí khó khăn hơn và dẫn đến việc động cơ sẽ phải làm việc mạnh hơn thông thường và từ đó sẽ gây tốn nhiên liệu của bạn hơn.

 

Xe hết xăng
Xe hết xăng

 

>> THAM KHẢO NGAY: MẸO tiết kiệm xăng cho xe ô tô vô cùng HIỆU QUẢ

Động cơ thường bị tắt đột ngột, công suất không ổn định

 

Khi đang di chuyển tự nhiên xe của bạn “nằm chết” giữa đường, bạn kiểm tra thấy bugi bị nghẹt đầy bụi than, lúc đó bạn có thể chắc chắn lỗi là do bộ lọc gió của động cơ có vấn đề.

 

Động cơ chết máy
Động cơ chết máy

 

Điều hòa ô tô không mát, độ lạnh không sâu, máy nóng

 

Bụi bẩn bám đầy trên tấm lọc gió ô tô khiến cho bộ lọc gió của hệ thống máy lạnh bị tắc, kết thành mảng dày khiến gió bị quẩn trong giàn lạnh không lưu thông được ra ngoài. Do đó, khiến cho ô tô dù đã bật máy lạnh nhưng máy lạnh không lạnh hoặc mát rất yếu.

 

Điều hòa không mát
Điều hòa không mát

 

Kiểm tra lọc gió sau mỗi 20.000 km

 

Kiểm tra vệ sinh định kỳ sẽ giúp cho tấm lọc hoạt động hiệu quả nhất. Theo các chuyên gia thì cần phải kiểm tra định kỳ lọc gió theo mức 5.000 km/lần và thay mới mỗi chặng 20.000 km/lần để đảm bảo hệ thống lọc gió được hoạt động tốt nhất.

 

3. Cách vệ sinh lọc gió cho động cơ ô tô

 

Mở nắp capo cho bớt nóng

 

Bước đầu tiên bạn cần phải đỗ xe ở trong nhà hoặc gara kín gió, sạch sẽ, an toàn. Nếu bạn vừa mới sử dụng xe thì bạn nên bật nắp capo lên để một thời gian cho nhiệt từ động cơ tỏa ra hết.

 

Mở nắp capo
Mở nắp capo

 

Tìm vị trí tấm lọc gió

 

Tìm chính xác vị trí hộp chứa thiết bị lọc gió. Bạn yên tâm vì vị trí này rất dễ tìm, nó thường được đặt ở vị trí thuận lợi tiện cho việc bảo dưỡng.

 

Hộp chứa thường sẽ được cố định bằng chốt cài hoặc ốc, bạn có thể mở bằng tay hoặc chọn công cụ phù hợp để mở.

 

Lưu ý, bạn nên chụp lại trạng thái ban đầu của hộp chứa thiết bị lọc gió để khi lắp lại cho chính xác, đỡ mất thời gian.

 

Tìm vị trí tấm lọc
Tìm vị trí tấm lọc

 

Tháo dỡ lọc gió

 

Sau khi đã mở được hộp chứa, bạn lấy lọc gió ra. Lọc gió động cơ thường được cấu tạo có hình vuông hoặc chữ nhật, được làm bằng vải cotton, giấy hay nỉ xếp chồng lên nhau bên ngoài là khung nhựa và có một giăng cao su bao bên ngoài.

 

Tháo nắp lọc gió
Tháo nắp lọc gió

 

Kiểm tra bộ lọc

 

Kiểm tra xem lọc gió có bị rách, hư gì hay không, kiểm tra bên trong hộp chưa có bụi hay dị vật nào rớt vào hay không trước khi tiến hành vệ sinh. Nếu như lọc gió bị rách thì bạn nên thay mới hoàn toàn.

 

Tháo lọc gió ra kiểm tra
Tháo lọc gió ra kiểm tra

 

Vệ sinh lọc gió

 

Sau khi lấy lọc gió ra khỏi hộp chứa ta bắt đầu tiến hành việc vệ sinh.

 

Gõ nhẹ tấm lọc xuống sàn cho những hạt bụi, cát kích thước lớn rơi ra trước.

 

Tiếp theo dùng máy thổi hoặc máy hút bụi đưa đầu ống vào giữa các lớp bên trong lọc gió làm bong các lớp bụi bẩn bám vào qua đó làm sạch lọc gió.

 

Dùng máy với áp lực xịt vừa đủ không quá mạnh để tránh làm rách tấm lọc.

 

Lưu ý không được nhúng tấm lọc vào nước, cần thẩn các vật nhọn xung quanh có thể làm rách tấm lọc.

 

Nếu trong quá trình vệ sinh phát hiện tấm lọc bị rách hoặc tấm lọc quá bẩn không thể vệ sinh được thì nên thay lọc gió mới.

 

Vệ sinh tấm lọc
Vệ sinh tấm lọc

 

Lau sạch và lắp lại

 

Dùng khăn sạch, khô mềm lau sạch bụi xung quanh lọc gió một lần nữa trước khi lắp lại. tiến hành lắp lại lọc gió theo đúng vị trí lúc đầu tiên đã lấy ra.

 

Để lọc gió vào đúng vị trí sau đó dùng tay ấn nhẹ 4 góc giúp giăng lọc gió khít vào rãnh trong hộp chứa.

 

Sau khi đã lắp lọc gió vào đúng vị trí, tiến hành đậy nắp hộp lọc gió, cố định lại như ban đầu bằng chốt gài hay ốc vít.

 

Kiểm tra lần cuối

 

Kiểm tra lại lần cuối xem lọc gió có hoạt động tốt hay không bằng cách khởi động máy đệm ga lớn và dùng tay để kiểm tra cổ góp gió xem có không khí hút vào hay không.

 

Nếu không cảm thấy có không hút vào chứng tỏ lọc gió vẫn còn bị nghẹt hoặc đã bị hư, lúc đó nên tiến hành vệ sinh lại một nữa hoặc thay mới tùy trường hợp.

 

Thay lọc gió mới
Thay lọc gió mới

 

4. Cách vệ sinh lọc gió máy lạnh, điều hòa cabin tại nhà (4 bước)

 

Vệ sinh bộ lọc gió máy lạnh khá đơn giản bạn có thể tự làm ở nhà. Bộ lọc gió máy lạnh cần sử dụng dung dịch vệ sinh dàn lạnh ô tô chuyên dụng hoặc thay mới nếu lọc gió bị hư hỏng hoặc bám đầy bụi bẩn.

 

Tìm vị trí lọc gió điều hòa

 

Có 2 vị trí thường đặt lọc gió máy lạnh: 1 là ở phía trước khoang động cơ bên phụ và 2 là ở phía trước 2 bên taplo.

 

Khi đã xác định được vị trí thì tiến hành tháo chốt hoặc ốc vít gắn cố định che lọc gió ra.

 

Đối với các dòng xe phổ thông bạn phải tháo hộp để đồ ở cốp phía bên phải của xe.

 

Tiếp theo là tháo nắp nhựa hộp hình chữ nhật chứa lọc gió ra, thông thường sẽ có hai kiểu khóa nắp hộp, một là loại dùng tai gài và một loại dùng ốc.

 

Sau cùng nhẹ nhàng nhấc nắp của tấm lọc lên và rút nhẹ tấm lọc ra ngoài.

 

Vệ sinh lọc gió máy lạnh ô tô

 

Sau khi lấy được tấm lọc gió máy lạnh ra dùng vòi xịt khí nén để xịt vệ sinh lọc gió. Nếu không có máy xịt khí có thể giũ nhẹ lọc gió.

 

Nếu như tấm lọc quá bẩn thì bạn nên suy nghĩ đến việc thay lọc gió mới, chi phí thay lọc gió mới khá rẻ, không nên mất quá nhiều thời gian để bạn cố gắng làm sạch lọc gió cũ.

 

Lưu ý trong quá trình vệ sinh lọc gió điều hòa cần cẩn thận tránh để vật sắc nhọn đâm vào làm thủng lớp lưới lọc, màng lọc của máy lạnh.

 

Vệ sinh lọc gió máy lạnh
Vệ sinh lọc gió máy lạnh

 

Sau khi vệ sinh tấm lọc gió tiến hành vệ sinh dàn máy lạnh ô tô thực hiện các bước sau:

 

Vệ sinh dàn nóng:

 

Đây là bộ phận trực tiếp đón nhận các luồng gió từ phía bên ngoài thổi vào. Do đó, chủ xe cần phải đảm bảo sạch bụi bẩn và tạp chất, thường xuyên kiểm tra cả nước làm mát để đảm bảo dàn nóng luôn đủ nước để hạ nhiệt khi hoạt động.

 

Vệ sinh dàn nóng bằng nước là cách đơn giản nhất hoặc hóa chất chuyên dụng, có thể dùng khí nén thổi vào để làm sạch.

 

Lưu ý khi sử dụng khí nén phải dùng áp lực vừa phải, tránh sử dụng áp lực quá mạnh xịt thẳng vào dàn nóng vì có thể làm biến dạng bề mặt giàn nóng ô tô.

 

Khi mặt giàn nóng bị biến dạng có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng như không khí lưu thông bị giảm đi, điều hòa trong xe không mát, và cũng nên cẩn thận tránh làm hỏng hệ thống điện của xe.

 

Vệ sinh máy nén: Kiểm tra dầu bôi trơn, quan sát độ mài mòn ở các đầu van, đầu bít. Để đảm bảo an toàn thì chủ xe nên mang xe ra các trung tâm uy tín để kiểm tra nếu như không thể thay thế và sửa chữa tại nhà bất kỳ bộ phần nào của dàn lạnh.

 

Vệ sinh dàn lạnh ô tô: Đơn giản chỉ cần xịt nước làm sạch các nang nhỏ cũng như khe rãnh của dàn lạnh

 

Vệ sinh dàn lạnh
Vệ sinh dàn lạnh

 

Việc vệ sinh dàn máy lạnh không khó nhưng tiềm ẩn khá nhiều nguy hiểm cho nên khi tiến hành vệ sinh dàn lạnh cần chuẩn bị cho bản thân một vài món đồ bảo hộ cũng như các lưu ý sau:

  • Trong quá trình vệ sinh cần phải mang kính bảo hộ. Môi chất hay còn gọi là chất sinh hàn trong hệ thống máy lạnh cực kỳ độc hại và có thể gây mù nếu rơi vào mắt. Nếu không may bị bắn vào mắt cần phải rửa bằng nước sạch ngay lập tức sau đó cần phải đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra thăm khám.
  • Cần phải mang găng tay cũng như mặc quần áo dài bảo hộ. Môi chất cũng thể gây bỏng lạnh khi tiếp xúc với da rất nguy hiểm.
  • Trong quá trình vệ sinh nếu có gắn đồng hồ đo áp lực hệ thống, thì tuyệt đối không được vặn xả van áp lực cao trên đồng hồ. Sẽ xảy ra sự chênh lệch áp suất có thể gây ra nổ rất nguy hiểm. Dó đó, không được tự ý bơm nạp môi chất làm lạnh trong quá trình vệ sinh.

 

Bởi tiềm ẩn những mối nguy hiểm trên nên khi vệ sinh máy lạnh bạn chỉ nên vệ sinh những bộ phận như dàn nóng, dàn lạnh, lọc gió… Không được đụng vào các van đường ống dẫn môi chất, rất dễ tạo ra sự rò rỉ môi chất làm lạnh, gây nguy hiểm đến tính mạng.

 

Nếu có nhu cầu vệ sinh chuyên sâu hệ thống máy lạnh thì nên mang xe ra các trung tâm bảo dưỡng uy tín để được kiểm tra.

 

Kiểm tra lọc gió định kỳ
Kiểm tra lọc gió định kỳ

 

Vẫy nhẹ tấm lọc gió máy lạnh cho ráo nước rồi lắp lại

 

Trong quá trình vệ sinh dàn lạnh có thể sẽ bị bắn chút nước lên tấm lọc gió máy lạnh. Do đó, sau khi đã làm sạch lọc gió chỉ cần vẩy nhẹ cho khô tấm lọc sau đó lắp vào vị trí ban đầu.

 

Nên dùng lau khô sạch lau sạch bụi bẩn bám trong hộp lọc gió một cách thật nhẹ nhàng trước khi lắp tấm lọc lại vị trí ban đầu.

 

Lưu ý trước khi vệ sinh bộ lọc, chủ xe nên mở quạt ở chế độ sưởi với công suất tối đa khoảng 10 phút. Sau đó, cuối mỗi lần vệ sinh chủ xe hãy tiếp tục mở máy sưởi ở công suất tối đa khoảng 15 phút và mở hết các cửa sổ để xe thông thoáng, khô ráo nhanh chóng trở lại.

 

Xịt dung dịch vệ sinh ống gió điều hòa

 

Đối với các dung dịch vệ sinh ống gió điều hòa nên chọn mua ở các trung tâm bảo dưỡng uy tín để mua được dung dịch vệ sinh chính hãng.

 

Lắc đều dung dịch vệ sinh trước khi sử dụng, lần lượt cho đường ống vào dàn lạnh và các đường cung cấp khí trên ô tô.

 

Sau đó tiến hành bơm dung dịch vệ sinh cho đến khi thấy dung dịch chảy tràn ra khỏi đường ống. Đợi 10 phút cho dung dịch thấm vào và hòa tan các tạp chất sau đó mới mở máy lạnh để xả toàn bộ nước bẩn ra ngoài.

 

Xịt dung dịch vệ sinh
Xịt dung dịch vệ sinh

 

5. Lọc gió trên xe ô tô có giặt được không?

 

Theo cấu tạo thì lọc gió trên ô tô được làm bằng giấy xếp chéo từng lớp lên nhau. Khi động cơ hút gió từ bên ngoài vào, trong gió có các hạt bụi li ti, số bụi này khi gặp các lưới giấy trong bộ lọc sẽ vướng lại không đi vào trong máy hay bộ chế hoà khí được.

 

Lọc gió không giống chiếc khẩu trang vải bạn sử dụng hằng ngày mà bạn có thể ngâm nước, giặt vò bằng xà phòng, phơi khô hoặc sấy khô. Vì lọc gió làm bằng giấy, mà giấy thì khi gặp nước sẽ bị bở ra, không giữ được kết cấu như ban đầu.

 

Nếu gắn tấm lọc gió ngấm nước trong lúc xe vận hành sẽ khiến cho giấy bị bở và bung giấy ra, giấy sẽ bị hút vào động cơ và tiêu luôn cái động cơ. Vì vậy, tuyệt đối không mang cái lọc này đi giặt để dùng lại.

 

Lọc điều hòa bị rách
Lọc điều hòa bị rách

 

6. Lọc gió động cơ bẩn sẽ gây ra những hậu quả gì?

 

Công suất động cơ giảm: Tấm lọc gió bẩn sẽ khiến cho lượng gió lưu thông vào động cơ bị giảm khiến cho lượng nhiên liệu hòa khí ( gió và nhiên liệu) bị đốt giảm đi khiến cho công suất sinh ra cũng yếu hơn.

 

Xe mau hết xăng và nóng máy: Công suất động cơ bị giảm khiến cho người lái phải tăng ga nhiều hơn để tăng công xuất lên và duy trì tốc độ. Do đó, lượng nhiên liệu phải nạp vào xilanh nhiều hơn nên xe chạy dễ hao xăng và mau nóng máy hơn.

 

Động cơ bị nóng
Động cơ bị nóng

 

Tạo ra muội than và khiến đầu bugi bị bẩn: khi đầu bugi bị bẩn sẽ dễ gây ra hiện tượng kích nổ cho động cơ đồng thời còn khiến cho năng lượng của tia lửa điện bị giảm, dẫn đến việc hiệu suất đốt cháy hòa khí cũng yếu đi.

 

Ngoài ra khi đầu bugi bị bẩn sẽ khiến cho động cơ không thể đánh lửa được dẫn tới hiện tượng gây giật và rung xe.

 

Bugi bẩn
Bugi bẩn

 

>> Để tránh gặp những HẬU QUẢ trên, bạn cần phải biết các mốc thời gian QUAN TRỌNG để đi bảo dưỡng xe định kỳ TẠI ĐÂY

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loài lọc gió xe ô tô đi cùng với nhiều giá cả và chất lượng khác nhau. Chọn mua lọc gió chính hãng và vệ sinh, bảo dưỡng định kỳ để kéo dài tuổi thọ của lọc gió cũng như động cơ xe ô tô.

 

Những chia sẻ trên của Tạp Chí Lái Xe hy vọng sẽ giúp ích phần nào cho bạn trong việc chăm sóc và bảo dưỡng ô tô.

 

>>> NGUỒN: TỔNG HỢP (TẠP CHÍ LÁI XE)

Các bài viết khác

Với 800 triệu nên mua xe gì BỀN mà ĐẸP vào năm 2020

Bạn đang có nhu cầu mua xe phục vụ cho công việc, đi lại hằng ngày cá nhân hay cho cả gia đình mỗi cuối tuần, nhưng vẫn đắn đo có 800 triệu nên mua xe gì? Đây là câu hỏi đặt ra của nhiều người,...

Xem thêm

Trong tay 400 triệu mua xe ô tô gì là HỢP LÝ nhất?

400 triệu mua xe ô tô gì tốt nhất? Chắc hẳn đây là câu hỏi mà không ít người quan tâm khi đang có nhu cầu mua xe, bởi mong muốn có một chiếc xe giá cả hợp lý, chất lượng tốt.

Xem thêm

300 triệu mua xe ô tô gì để TỐT, BỀN và CHẤT LƯỢNG?

300 triệu nên mua xe ô tô gì? Nhiều người thường nghĩ với số tiền này chỉ đủ để mua một chiếc xe ô tô cũ mà thôi. Tuy nhiên với mức giá này có thể giúp bạn có nhiều lựa chọn xe mới hấp dẫn...

Xem thêm

Mua xe ô tô trả góp NÊN hay KHÔNG?

Nhu cầu cuộc sống ngày càng nâng cao, vì thế chúng ta cần một chiếc xe ô tô để tiện di chuyển và phục vụ cuộc sống hằng ngày. Nhưng do kinh tế chưa cho phép tậu ngay chiếc xe về ngay trong tay, đó là...

Xem thêm