Mẹo học lý thuyết bằng lái xe B1 DỄ NHẤT - Không cần KHỔ LUYỆN

Mẹo học lý thuyết bằng lái xe B1 DỄ NHẤT - Không cần KHỔ LUYỆN

Mẹo học lý thuyết bằng lái xe B1 DỄ NHẤT - Không cần KHỔ LUYỆN

Mẹo học lý thuyết bằng lái xe B1 DỄ NHẤT - Không cần KHỔ LUYỆN

Mẹo học lý thuyết bằng lái xe B1 DỄ NHẤT - Không cần KHỔ LUYỆN
Mẹo học lý thuyết bằng lái xe B1 DỄ NHẤT - Không cần KHỔ LUYỆN
Mẹo học lý thuyết bằng lái xe B1 DỄ NHẤT - Không cần KHỔ LUYỆN

Như chúng ta đã biết, thi bằng lái ô tô bao gồm 2 phần: lý thuyết và thực hành. Để bước vào phần thi thực hành, học viên buộc phải thi đậu lý thuyết, mẹo thi lý thuyết B1 sẽ là “vũ khí” không thể thiếu giúp học viên dự thi bằng lái xe hạng B1 tự tin hơn. 

 

Hãy cùng Tạp Chí Lái Xe tham khảo ngay các mẹo học lý thuyết lái xe B1 “ngàn năm” ở bài viết bên dưới nhé!

 

 

 

1. Đề thi bằng lái ô tô hạng B1 gồm những gì?

 

Cũng như thi các loại GPLX khác, bằng lái xe hạng B1 cũng đòi hỏi người học vượt qua hai phần thi, là lý thuyết và thực hành.

 

1.1 Phần thi lý thuyết

 

Đề thi lý thuyết thi bằng lái xe hạng B1 gồm 30 câu trắc nghiệm, lấy từ cuốn tài liệu ôn gồm 600 hỏi của Bộ GTVT.

Với tổng 30 câu hỏi sẽ bao gồm:

  • 01 câu về khái niệm; 
  • 01 câu hỏi về tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng; 
  • 06 câu về quy tắc giao thông; 
  • 01 câu về tốc độ, khoảng cách; 
  • 01 câu về văn hóa tham gia giao thông và đạo đức người lái xe; 
  • 01 câu về kỹ thuật lái xe; 
  • 01 câu về cấu tạo sửa chữa; 
  • 09 câu về hệ thống biển báo hiệu đường bộ; 
  • 09 câu về giải các thế sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông.

Để vượt qua phần thi này, bạn phải làm đúng 27/30 câu trắc nghiệm trong vòng 20 phút trên máy tính.

 

Phần thi lý thuyết thường được đánh giá là dễ hơn thực hành. Chỉ cần bạn chăm chỉ một chút, cẩn trọng một chút là có thể nhẹ nhàng vượt qua vòng thi này.

 

>> Vậy, MẤT BAO LÂU để học bằng lái ô tô hạng B1? Học như thế nào là NHANH và HIỆU QUẢ nhất? 

 

Nhưng nếu không may bị rớt thì buộc phải đăng ký thi lại, và không được phép tham dự phần thi thực hành ngay sau đó.

 

1.2 Phần thi thực hành

 

Thi thực hành khó hơn lý thuyết rất nhiều. Bạn sẽ thi bằng xe của trung tâm, và vượt qua 11 bài thi liên hoàn theo đúng trình tự sau:

  • Bài 1: Xuất phát
  • Bài 2: Dừng xe nhường đường cho người đi bộ
  • Bài 3: Dừng và khởi hành xe ngang dốc
  • Bài 4: Qua vệt bánh xe và đường vòng vuông góc
  • Bài 5: Qua ngã tư có tín hiệu điều khiển giao thông (lần 1: đi thẳng)
  • Bài 6: Qua đường quanh co
  • Bài 7: Ghép xe vào nơi đỗ
  • Bài 8: Tạm dừng ở chỗ có đường sắt chạy qua
  • Bài 9: Thay đổi số trên đường bằng
  • Bài 10: Ghép xe ngang vào nơi đỗ
  • Bài 11: Kết thúc

 

>> Lùi chuồng như thế nào DỄ NHẤT? Bạn đã biết cách ghép xe ngang và ghép xe song song thế nào chưa? Tạp Chí Lái Xe sẽ HƯỚNG DẪN bạn các MẸO ĐƠN GIẢN NHẤT thực hành các bài thi sa hình bằng lái xe B1 

 

Hướng dẫn thi thực hành bằng B1
Hướng dẫn thi thực hành bằng lái xe hạng B1

 

2. Bộ đề ôn lý thuyết thi bằng lái xe ô tô hạng B1

Như đã đề cập ở trên, đề thi lý thuyết được lấy trong bộ tài liệu ôn thi gồm 600 câu. Bộ tài liệu này đã được Bộ Giao Thông Vận Tải công bố vào ngày 01/08/2020. Kèm theo đó, số lượng câu hỏi trong đề thi cũng có sự thay đổi tương ứng với từng hạng bằng và sẽ có một số những quy định để đối chiếu những học viên nào đủ điều kiện để cấp bằng.

 

 

Bộ đề ôn học lái xe B1
Bộ đề ôn học giấy phép lái xe hạng B1

 

Kiến thức lý thuyết trong bộ tài liệu bao gồm:

  • 145 câu lý thuyết về khái niệm và quy tắc giao thông đường bộ. Trong đó khái niệm chiếm 21 câu hỏi, vấn đề về quy tắc chiếm 110 câu hỏi. Và vấn đề tốc độ chiếm 14 câu còn lại.
  • Vấn đề lý thuyết liên quan đến nghiệp vụ vận tải chiếm 30 câu hỏi ôn tập. Trong khi đó, trong đề thi chỉ có 1 câu liên quan đến vấn đề này.
  • Kiến thức văn hóa người lái xe có 25 câu hỏi thuộc khung số từ câu 176 đến câu 200.
  • Kỹ thuật lái xe ô tô nằm ở 35 câu hỏi tiếp theo ngay sau vấn đề về kiến thức văn hóa người lái xe.
  • Câu hỏi ôn tập về cấu tạo và sửa chữa xe ô tô nằm ở vị trí từ câu 236 đến câu 255 trong bộ 450 câu hỏi lý thuyết.
  • Có 100 câu hỏi từ 256 đến 355 dành cho vấn đề về hệ thống biển báo hiệu đường bộ. Trong đề thi lý thuyết, chúng có 9 câu hỏi.
  • Phần cuối cùng gồm 95 câu hỏi còn lại là dành cho vấn đề về giải các thế sa hình.

 

Bên cạnh bộ tài liệu này, bạn hoàn toàn có thể tải phần mềm ôn để ôn trên điện thoại thông minh. Đây cũng là một hình thức ôn luyện khá hiệu quả, tiện lợi và tiết kiệm thời gian.

 

>> CẬP NHẬT NGAY Giá học phí bằng lái xe B1 MỚI NHẤT trên thị trường học thi lái xe ô tô hiện nay

 

3. Mẹo học lý thuyết bằng lái xe ô tô hạng B1

 

Nếu bạn đã quá ngán ngẩm với 600 câu hỏi lý thuyết khô khan và khó nhằn, những “bí kíp” sau đây sẽ giúp bạn nhớ bài dễ dàng và tăng khả năng thi đậu.

 

3.1 Những câu hỏi về Luật Giao thông Đường bộ

 

a) Những câu hỏi về nội dung sau đây, hãy chọn đáp án “tất cả”:

  • Những hành vi cấm.
  • Kinh doanh vận tải.
  • Đạo đức.

 

b) Với câu hỏi về tốc độ lái xe ở từng khu vực cụ thể, cách chọn đáp án như sau:

  • Trên đường cao tốc,lấy tốc độ cao nhất trừ đi 30 sẽ được đáp án đúng.
  • Trong khu dân cư, tốc độ 50km/h thì chọn đáp án: < 3,5t ấn.
  • Trong khu dân cư, tốc độ 40km/h thì chọn đáp án: xe gắn máy, xe môtô.
  • Trong khu dân cư, tốc độ 30km/h thì chọn đáp án: xe công nông.
  • Ngoài khu dân cư, tốc độ trên đường là 80km/h thì chọn đáp án: < 3,5 tấn.
  • Ngoài khu dân cư, tốc độ 70km/h thì chọn đáp án: > 3,5 tấn.
  • Ngoài khu dân cư, tốc độ 60km/h đối thì chọn đáp án: xe mô tô.
  • Ngoài khu dân cư, tốc độ 50km/h đối thì chọn đáp án: xe máy.

 

c) Hiệu lệnh của CSGT:

  • Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đưa tay thẳng lên trời, thì tất cả phương tiện phải dừng lại.
  • Nếu người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đưa 2 tay hoặc 1 tay giang ngang, thì những xe trước và xe sau phải dừng lại.

 

d) Độ tuổi tham gia giao thông cụ thể như sau:

  • Đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3.
  • Đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi.

 

  • Đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2).

  • Đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC).

  • Đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD).

  • Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.

e) Xe Quá tải, quá khổ và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm thì cơ quan có thẩm quyền cấp phép:

  • Cấm đi, cấm đỗ, cấm dừng, đường ngược chiều… thì do UBND tỉnh quản lý.
  • Xe chở người và hàng hóa nguy hiểm thì chính phủ quản lý.

 

f) Các câu hỏi về khái niệm cần lưu ý:

  • Xe tải trọng là xe có tải trọng trục xe vượt quá năng lực chịu tải của mặt đường cho phép.
  • Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thì chọn cả xe máy điện.
  • Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ thì chọn cả xe đạp máy.
  • Làn đường thì chọn câu có chữ an toàn giao thông.
  • Phần đường xe chạy thì chọn câu không có chữ an toàn giao thông.
  • Với câu hỏi yêu cầu của kính chắn gió thì chọn đáp án có chữ loại kính an toàn.
  • Niên hạn sử dụng: Ô tô tải là 25 năm, ô tô trên 9 chỗ = 20 năm.
  • Chỗ giao nhau có vòng xuyến thì nhường cho xe đi bên phải.
  • Đỗ xe: Không giới hạn thời gian. Dừng xe: có giới hạn thời gian.
  • Đối với người lái xe máy kéo, ôtô: không được uống.
  • Đối với người lái xe gắn máy, môtô 2 bánh: Nồng độ cồn trong máu = 50, nồng độ cồn trong khí thở = 0,25.
  • Công dụng của hệ thống lái thì chọn không có chữ MÔ MEN.
  • Mục đích của bảo dưỡng thường xuyên là để giữ được hình thức bên ngoài.
  • Nguyên nhân xăng không vào buồng phao của bộ chế hòa khí là do tắc bầu lọc.
  • Để khắc phục giclo bị tắc thì phải thông lỗ giclơ bằng khí nén.
  • Nguyên nhân thông thường động cơ diezen không nổ là do không có tia lửa điện.
  • Phương pháp điều chỉnh lửa sớm sang muộn là cùng chiều với bộ cam.
  • Phương pháp điều chỉnh lửa muộn sang sớm là ngược chiều với bộ cam.
  • Động cơ 2 kì là thực hiện 2 hành trình. Động cơ 3 kì là thực hiện 4 hành trình.
  • Độ rơ(vênh) vành tay lái của vô lăng cho phép: Xe con là 10 độ, xe khách là 20 độ, xe tải là 25 độ.

 

>> Xem thêm: Quy định MỚI NHẤT của Bộ GTVT về đối tượng học bằng lái xe ô tô hạng B1 

 

3.2 Những câu hỏi về biển báo

  • Biển nguy hiểm (hình tam giác vàng).
  • Biển cấm (vòng tròn đỏ).
  • Biển hiệu lệnh (vòng tròn xanh).
  • Biển chỉ dẫn (vuông, hình chữ nhật xanh).
  • Biển phụ (vuông, chữ nhật trắng đen) Hiệu lực nằm ở biển phụ khi có đặt biển phụ.

 

Một số lưu ý về biển cấm:

  • Cấm xe nhỏ thì cấm xe lớn (không tính xe mô tô).
  • Cấm xe lớn thì không cấm xe nhỏ (không tính xe mô tô).
  • Cấm 2 bánh -> cấm 3 bánh -> không cấm 4 bánh.
  • Cấm 4 bánh -> cấm 3 bánh -> không cấm 2 bánh.
  • Cấm rẻ trái -> cấm quay đầu.
  • Cấm quay đầu -> không cấm rẻ trái.

 

Sơ đồ: Xe con -> Xe khách -> Xe tải -> Xe máy kéo -> xe kéo móc.

 

3.3 Những câu hỏi về sa hình

 

5 quy tắc khi làm những câu hỏi về sa hình:

  • Bước 1: Xét xe trong giao lộ.
  • Bước 2: Xét xe ưu tiên (Chữa cháy, Quân sự, Công an, Cứu thương).
  • Bước 3: Xét xe đường ưu tiên (biển báo).
  • Bước 4: Xét xe bên phải không vướng (từ ngã 4).
  • Bước 5: Xét xe rẽ phải trước, đi thẳng, rẽ trái, quay đầu.

 

Xử lý tình huống: chọn ý có các từ “quan sát”, “giảm tốc độ”, “nhường”.

 

Thứ tự các xe được tính như sau:

  • 2 hình giống nhau thì chọn theo quy tắc: Phải, thẳng, trái (nếu 2 xe cùng phải thì chọn xe).
  • Có vòng xuyến thì nhường bên trái.
  • Không vòng xuyến thì nhường bên phải.
  • Xe nào vi phạm theo hướng mũi tên: chọn đáp án không có xe con.
  • Xe nào chấp hành đúng hướng mũi tên: chọn 2.
  • Thấy công an giao thông: chọn 3.
  • Lấn vạch liền là vi phạm.
  • Hình có các xe chạy đua thì bắt xe sau cùng trừ đi 1 bánh, còn mấy bánh thì chọn ý đó.

 

>> ĐỪNG BỎ QUA TOP 7 Trung tâm đào tạo lái xe ô tô CHẤT LƯỢNG - NHIỀU học viên đăng ký nhất TPHCM

 

4. Lưu ý trước khi đi thi lý thuyết bằng lái xe hạng B1

 

Trước ngày thi, bạn sẽ được tham gia buổi thi thử tại phòng máy tính. Hãy tận dụng cơ hội này để ôn thật kỹ càng, làm quen với áp lực về thời gian thi.

 

Đặc biệt, những cô chú lớn tuổi, chưa từng sử dụng máy vi tính, càng cần phải thực hành thật nhiều để quen với các thao tác trên phần mềm.

 

Khi đi thi, nên ăn uống đầy đủ, đến nơi thi sớm để chuẩn bị tâm lý thật tốt. Bạn cũng nên trò chuyện, làm quen với các thí sinh khác để cảm thấy thoải mái, tự tin hơn.

 

Mang theo CMND, CCCD gốc hoặc hộ chiếu để xác minh, đây là điều bắt buộc và đã không ít người bị đánh rớt chỉ vì quên mang.

 

>> THAM KHẢO NGAY: HƯỚNG DẪN Chuẩn bị Bộ hồ sơ học thi bằng lái xe B1 ĐẦY ĐỦ NHẤT

 

Đến gần giờ thi, giám thị sẽ tập hợp các bạn vào phòng chờ, điểm danh. Tiếp theo, sẽ gọi tên thí sinh theo số thứ tự và ký vào hồ sơ. Ký xong, bạn ra ngoài xếp hàng để chuẩn bị vào thi.

 

Lớp học ôn lý thuyết bằng B1
Lớp học ôn lý thuyết bằng lái xe hạng B1

 

Trong suốt quá trình thi, hãy giữ tâm trạng bình tỉnh, đầu óc tỉnh táo và đọc kỹ các câu hỏi trong đề thi. Câu dễ làm trước, câu khó làm xong. Làm bài xong, trước khi nhấn nút nộp bài, hãy kiểm tra thật kỹ lại lần cuối cùng.

 

Tóm lại, không quá khó để đạt điểm cao trong phần thi lý thuyết bằng lái xe ô tô. Tất cả những gì bạn cần làm lúc này là học lái xe B1 thật kỹ, chuẩn bị tâm lý thật tốt và nắm chắc những tips quan trọng.

 

Hy vọng những mẹo học lý thuyết lái xe B1Tạp Chí Lái Xe chia sẻ có thể giúp bạn vượt qua bài thi thật dễ dàng!

 

>> NGUỒN: TỔNG HỢP 

Các bài viết khác

GIẢI ĐÁP: Những câu hỏi mà nhiều người thắc mắc khi học GPLX

Bạn muốn học lái xe nhưng lại không biết học có khó không, học phí như thế nào, có mất nhiều thời gian không? Hàng vạn câu hỏi liên quan nhưng lại không thể biết hết các trả lời chính xác được....

Xem thêm

HOCTHILAIXE.COM - Nền tảng đánh giá các trung tâm lái xe NỔI BẬT nhất hiện nay

Trung tâm dạy học lấy bằng lái xe của bạn một địa chỉ đào tạo lái xe uy tín, là địa chỉ có chất lượng dịch vụ tốt, nhưng lại có rất ít người biết đến và dường như bị lãng quên.

Xem thêm

Hồ sơ và điều kiện học bằng xe tải C mới hiện nay là gì?

Bằng lái xe hạng C là loại bằng lái phổ biến nhất hiện nay. Và điều kiện học bằng C không phải là quá khó để đáp ứng. Những điều kiện đó là những quy định bắt buộc mọi người có khi thi...

Xem thêm

Phần mềm 600 câu hỏi học lái xe B2 MỚI NHẤT trên điện thoại

Ở thời kỳ 4.0, mọi thứ đều được tối ưu hóa bằng công nghệ nhằm đem đến sự tiện ích tối đa. Học B2 cũng vậy, nhiều nơi đã tạo ra nhiều phần mềm học lái xe B2 trên điện thoại. Việc...

Xem thêm