Biển báo hạn chế tốc độ khu đông dân cư là loại biển báo giao thông quan trọng và phổ biến bậc nhất trong hệ thống biển báo giao thông của Việt Nam.
Ai không học lái xe chắc cũng biết. Và anh em lái xe thì luôn có một nỗi lo lắng thường trực khi nhỡ nhấn ga quá tốc độ trong khu dân cư
Vì đây là lỗi khá phổ biến khi lái xe đối với các lái xe mới và cả tài cũ.
Vậy quy định tốc độ tối đa trong khu vực đông dân cư là bao lâu, và một vài điểm cần lưu ý cho anh em để tránh bị phạt oan trong trường hợp xuất hiện biển báo này.
Tốc độ tối đa trong khu vực đông dân cư là bao nhiêu
Đến nay vẫn có nhiều quan niệm cho rằng xe máy và ô tô được đặt ra các giới hạn tốc độ khác nhau trong khu vực đông dân cư, rằng xe ô tô thì được đi nhanh hơn.
Điều này đúng tuy nhiên ở thời điểm … ngày xưa. Còn từ năm 2019 theo quy định mới, nêu rõ về tốc độ tối đa trong khu vực đông dân cư:
.jpg)
Tốc độ tối đa cho phép trong khu đông dân cư là 60km/h
Trên đường bộ trong khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc), các loại xe cơ giới chạy trên đường đôi có dải phân cách giữa, đường một chiều có 2 làn xe cơ giới trở lên được chạy với tốc độ tối đa là 60 km/h
Và được chạy tối đa 50 km/h tại đường hai chiều không có dải phân cách giữa, đường một chiều có một làn xe cơ giới.
“lãng xẹt”.
>>> Cập nhật ngay: Cách đọc hiểu và nhận biết các biển số xe phổ biến tại Việt Nam
Biển báo khu dân cư hết hiệu lực khi qua ngã tư?
Gần đây vẫn còn một số tranh cãi về việc có cần nhắc lại biển báo khu vực đông dân cư khi qua ngã tư hay không.
Vì nhiều tài xế thường bị xử lý lỗi chạy quá tốc độ trong khu dân cư vì nhầm tưởng là đã hết sau khi đi cả một quãng đường dài không có biển báo.
Điều này xuất phát từ nội dung trong Quy chuẩn 41/2016 như sau:
.jpg)
Biển báo khu vực đông dân cư có cần nhắc lại khi qua ngã tư ?
“Nếu đoạn đường phải thi hành biển hiệu lệnh có hiệu lực rất dài thì tại các nơi đường giao nhau, biển hiệu lệnh phải được nhắc lại, đặt ngay sau nơi giao nhau theo hướng đường đang có biển hiệu lệnh. Nếu không có biển nhắc lại thì biển hiệu lệnh được mặc nhiên xem là hết hiệu lực”.
Và trên một số diễn đàn có nhiều anh em thảo luận về việc nếu biển báo khu dân cư không nhắc lại, anh em có thể thoải mái đạp ga.
Và nếu có CSGT “hỏi thăm” anh em chỉ cần lôi google ra là các anh sẽ cho đi?
Thực tế không phải như vậy, bộ giao thông vận tải cuối cũng cũng đã giải thích rằng:

Biển báo R.420 "bẫy" tài xế khu vực đông dân cư
Theo Thông tư 91/2015 quy định như sau:
“Biển số R.420 có hiệu lực khu đông dân cư đối với tất cả các tuyến đường nằm trong khu vực đô thị cho đến vị trí đặt biển số R.421”. Biển R.421 là biển “Hết khu đông dân cư”.
Như vậy biển báo khu vực đông dân cư không cần phải nhắc lại khi qua ngã tư. Và các tài xế nên lưu ý điều này để tránh bị CSGT xử phạt một cách …
>>> Xem thêm: Quy trình xử lý các lỗi vi phạm giao thông đường bộ tại Việt Nam cập nhật mới nhất 2020
Mức phạt khi chạy quá tốc độ trong khu đông dân cư
Vậy nếu chẳng may đạp ga quá tốc độ trong khu vực đông dân cư mà bạn không nhìn thấy biển báo thì mức phạt sẽ là bao nhiêu.
Thông tin này đã có đầy đủ trong chương trình học lái xe ô tô lý thuyết mà bất cứ tài xế nào có bằng lái xe đều đã học qua. Chúng ta hãy cùng ôn lại nhé.
Chạy quá tốc độ từ 0-5km/h – không bị phạt.
Chạy quá tốc độ từ 5-10km/h – phạt từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng
Chạy quá tốc độ từ 10-20km/h – phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
Chạy quá tốc độ từ 20-35 km/h – phạt từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng, đồng thời giam bằng 01 tháng.
Chạy quá tốc độ quá 35 km/h – phạt từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng, đồng thời giam bằng trong 02 tháng
Đơn giản cứ lấy mốc 60km/h làm chuẩn, số km chạy quá càng nhiều, thì bị phạt càng nhiều nhé.
Chúc các bạn lái xe an toàn và không bao giờ gặp những lỗi cơ bản như trên sau khi đọc bài này.
>>> NGUỒN: TỔNG HỢP